Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Văn Vinh
Xem chi tiết
Dương Thu Hiền
19 tháng 4 2016 lúc 20:16

4.Khác nhau:

-Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

-Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.

3. Độ muối ( độ nước mặn của biển) khác nhau do tác động của các yếu tố:

-Nhiệt độ của nước biển ( các dòng hải lưu nóng, lạnh)

-Lượng bay hơi nước.

-Nhiệt độ môi trường không khí.

-Lượng mưa.

-Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở)

-Số lượng nước sông đổ ra biển.

Bình luận (0)
Dương Thu Hiền
19 tháng 4 2016 lúc 20:26

ý mình quên mất, hì hì, lợi ích của sông và hồ là:

-Giao thông.

-Thuỷ lợi, cung cấp thuỷ sản.

-Cảnh quan du lịch.

-Bồi đắp cho đồng bằng.

Chúc bạn học tốt, có cần trả lời câu 1 và 2 không?

Bình luận (0)
Dương Thu Hiền
19 tháng 4 2016 lúc 20:35

2.a)Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.

b)Thành phần hữu cơ chiếm một tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất.Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen là màu của chất mùn, ngoài ra trong đất còn có nước và không khí.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Vinh
Xem chi tiết
Admin
20 tháng 4 2016 lúc 20:30

1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Vinh
20 tháng 4 2016 lúc 20:20

giúp mình với mình tick cho

Bình luận (0)
Thị Thanh Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Thảo .
Xem chi tiết

1/ a ) Đ .

 b) S .

2/ Đúng .

Bình luận (0)
Ħäńᾑïě🧡♏
11 tháng 6 2021 lúc 8:32

1/

a) Đúng

b) Sai

2/ Đúng

Bình luận (0)
☆Cheon Yo Rina☆
11 tháng 6 2021 lúc 8:34

1.

a/ Đúng

b/ Sai

2. Đúng

Bình luận (0)
le van nghia
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 14:47

Câu 1: Đặc điểm về nhiệt độ và độ ẩm của khối khí đại dương: Khối khí đại dương có nhiệt độ và độ ẩm thay đổi tùy theo vị trí và thời điểm. Thường thì nhiệt độ của khí đại dương giảm khi tiến về phía cận cực và tăng khi tiến về phía xích đạo. Độ ẩm của khối khí đại dương có thể biến đổi tùy thuộc vào vùng địa lý và mùa trong năm. Nó có thể làm tăng sự tạo ra mây và các hiện tượng thời tiết.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 14:47

Câu 2: Nguyên nhân hình thành sóng và thủy triều:
Sóng hình thành do sự tác động của gió lên mặt biển. Gió đẩy một phần của nước biển, tạo thành sóng. Sóng cũng có thể được tạo ra bởi sự rung động của động đất hoặc sự va chạm của các vật thể trong biển.

Thủy triều là hiện tượng biến đổi mực nước biển do tương tác giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất. Thủy triều biến đổi theo chu kỳ hàng ngày và hàng tháng.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 14:48

Câu 3: Các tầng đất và các thành phần chính của đất:
Các tầng đất chính bao gồm:

- Tầng hữu cơ: Đây là lớp trên cùng của đất, chứa chất hữu cơ như cây cỏ đã phân hủy và thức ăn cho động vật.

- Tầng biến chất: Lớp này chứa các tảng đá và khoáng sản, thường nằm dưới tầng hữu cơ.

- Tầng dưới cùng: Là lớp đất nằm ở đáy, thường chứa nước ngầm và các tầng sỏi.

Các thành phần chính của đất bao gồm chất hữu cơ, khoáng sản, nước, không khí, và vi sinh vật.

Bình luận (0)
stayhome
Xem chi tiết
LeThiHaiAnh✔
2 tháng 3 2020 lúc 9:55

- Mk nghĩ cái này của địa lý thì đúng hơn.

Câu 1:

Thành phần của không khí bao gồm:

 Khí Nitơ: 78% Khí Ôxi: 21% Hơi nước và các khí khác: 1%

- Vai trò của hơi nước: Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp.

Câu 2:

* Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao

* Khối khí lạnh: hình thành ở các vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp

* Khối khí đại dương: hình thành trên biển và đại dương, có độ ẩm lớn

* Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

Câu 3:

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí :

+ Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

Câu 4:

- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.

- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương, trong nhiều năm.

- Nhiệt độ không khí thay đổi tùy thuộc vào:

+ Vị trí gần hoặc xa biển: nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong không khí, mùa hạ sẽ bớt nóng và mùa đông bớt lạnh.

+ Vĩ độ: nhiệt độ không khí ở vùng vĩ độ thấp cao hơn vùng ở vĩ độ cao (gần xích đạo hơn).

+ Độ cao: cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C

- Hok tốt ~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trần Thúy Ngân
Xem chi tiết
Macadamias
3 tháng 5 2021 lúc 21:31

a. Đối với thực vật

            -  Khí hậu (nhiệt độ và lượng mưa) là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật.

           + Khu vực xích đạo, khí hậu nóng ẩm -> phát triển rừng rậm.

           + Gần cực, khí hậu lạnh giá ->thực vật phát triển khó khăn.

            -  Địa hình:

            +Chân núi: rừng lá rộng

            +Sườn núi: rừng lá hỗn hợp

            +Sườn cao gần đỉnh: rừng lá kim

            - Đất: Các loại đất có chất dinh dưỡng khác nhau nên thực vật khác nhau.

b. Đối với động vật

            - Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên Trái Đất.

            - Động vật chịu ảnh hưởng khí hậu ít hơn vì động vật có thể di chuyển.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
17 tháng 3 2016 lúc 18:45

undefined

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hà
17 tháng 3 2016 lúc 18:47

Bạn giải cho mình được không?

 

Bình luận (0)
lê ngọc trân
Xem chi tiết
minh nguyet
6 tháng 5 2021 lúc 20:27

1. 

 hiện tượng chuyển động lớp nước biển trên mặt nước tạo thành các dòng chảy trên các biển và đại dương

Về nguyên nhân sinh ra các dòng biển, các nhà khoa học đã khẳng định rằng: hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển (như Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông vùng cực, gió mùa) là động lực chủ yếu gây ra các dòng chảy trong biển và đại dương.

2.

Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật

a. Đối với thực vật

            -  Khí hậu (nhiệt độ và lượng mưa) là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật.

           + Khu vực xích đạo, khí hậu nóng ẩm -> phát triển rừng rậm.

           + Gần cực, khí hậu lạnh giá ->thực vật phát triển khó khăn.

            -  Địa hình:

            +Chân núi: rừng lá rộng

            +Sườn núi: rừng lá hỗn hợp

            +Sườn cao gần đỉnh: rừng lá kim

            - Đất: Các loại đất có chất dinh dưỡng khác nhau nên thực vật khác nhau.

 

 

b. Đối với động vật

            - Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên Trái Đất.

            - Động vật chịu ảnh hưởng khí hậu ít hơn vì động vật có thể di chuyển.

 

 

c. Mối quan hệ giữa thực vật với động vật

            - Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật.

            - Thành phần, mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật.

3.

 Sự phân bố các loại thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loại động vật, bởi vì thực vật và động vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau chủ yếu là về nguồn thức ăn và nơi cư trú.

4.

Sự khác biệt giữa sông và hồ:

*Khái niệm:

- Sông: Là dòng chảy tương đối thường xuyên trên bề mặt lục địa.

- Hồ: Là 1 lượng nước lớn đọng trên bề mặt lục địa.

*Cấu tạo:

- Sông: Gồm nhiều bộ phận như lưu vực, hạ lưu, phụ lưu...tạo thành hệ thống sông.

- Hồ: Cấu tạo đơn giản hơn sông.

*Diện tích:

- Sông có lưu vực xác định

- Hồ thường không có diện tích nhất định.

Bình luận (0)